21 tháng 8, 2013

SỰ THẬT VỀ MỦ TRÔM


Trong những ngày hè oi bức như những ngày này. Hẳn là ai cũng tìm cho mình một cách nào đó để hạ nhiệt cho cơ thể mình.
Mủ trôm, hay còn gọi là nhựa trôm, là dịch tiết ra từ cây trôm, tên khoa học là Sterculia foetida, chi Trôm, phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam. Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Mủ trôm có màu trắng , dạng thạch đặc , vón thành từng cục như sương sa. Tại Việt Nam, mủ trôm được sử dụng cho mục đích giải khát như một thức uống có vị thuốc. Ngoài ra, nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ. Với thành phần năng lượng không đáng kể, mủ trôm, mủ gòn có một số chất khoáng như Ca, K, Mg, Zn, Na và hàm lượng cao chất xơ hoà tan trong nước.
1. Thành phần dinh dưỡng (/100g)
• Ca: 101,06 mg
• Zn: 0,29 mg
• Na:5,27 mg
• K: 297,01 mg
• Mg: 43,01 mg
• Fe: 0,91 mg
• Glucid: 64,06 g



2. Tính chất của mủ trôm
Nó chứa một hàm lượng cao chất xơ hoà tan trong nước. Chất xơ có thể trương nở lên gấp từ tám đến mười lần, kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân, tăng nhu động ruột. Kinh nghiệm dân gian thường sử dụng mủ trôm đơn độc hoặc kết hợp với một số thực vật khác như hột é, lười ươi để làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón. Do giàu chất xơ, mủ trôm và mủ gòn còn góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường.
Theo đông y, mủ trôm, mủ gòn vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, nhuận tràng vị. Riêng mủ gòn còn có tác dụng lợi tiểu, sát trùng đường tiểu. Trong số những thức uống thanh nhiệt, giải khát thường dùng, mủ trôm được xem là món khá cao cấp với giá thành cao gấp ba hoặc bốn lần so với mủ gòn hoặc hột é. Mủ trôm cũng được xem là một đặc sản trong nước mà nhiều người Việt Nam ở nước ngoài thường mua mang theo.



3. Pha chế
Mủ trôm có thể ăn chung với nước đường cùng các loại sâm khác, nấu chè, nấu thức uống rất đa dạng.
Rửa sạch mủ trôm rồi sau đó ngâm trong nước uống. Khi mủ trôm đã tan hoàn toàn và ở trạng thái độ nhớt cao (sệt) thì có thể dùng được. Có thể ướp đường và đá để tăng sự hấp dẫn.
4. Độc tính
Thực ra, mủ trôm, mủ gòn không có độc tính. Tuy nhiên, tính mát và nhuận trường, hai ưu điểm của các loại mủ này cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ, nếu dùng không cẩn thận.Trong cơ thể, hai yếu tố âm và dương cần quân bình, mát quá sẽ hoá hàn. Ngay cả người bình thường khoẻ mạnh, lạm dụng thức ăn, thức uống hàn lạnh, làm mất quân bình âm dương lâu ngày cũng có thể dẫn đến bệnh tật. Một số ít người dương khí hậu thiên suy yếu, chỉ cần uống vài hớp nước ướp lạnh, nước đá… đã có thể lập tức hắt hơi, sổ mũi, nói chi uống nhiều mủ trôm, mủ gòn. Sự ẩm thấp hoặc khí lạnh từ dạ dày sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến sức đề kháng. Do đó, uống nhiều mủ trôm, mủ gòn cho đã khát sau khi đi nắng hoặc khi trời quá nóng, có thể dẫn đến cảm lạnh hoặc gây ra những sự cố về tim mạch. Hệ quả này do sự thay đổi nhiệt độ thình lình, làm kích thích hệ thần kinh giao cảm ở dạ dày, tạo ra những phản ứng stress có thể gây nhức đầu, chóng mặt, tình trạng mà đông y gọi là khí nghịch. Sự đầy bụng và phình to nhất thời của dạ dày đẩy hoành cách mô lên cũng tạo áp lực thêm cho quả tim. Do đó, những người có tỳ vị yếu (đường tiêu hoá yếu), ăn kém, hay đầy bụng nên cẩn thận khi dùng mủ trôm, mủ gòn. Những trường hợp này chỉ nên dùng với số lượng nhỏ mỗi lần, chẳng hạn khoảng 10g mủ trôm pha trong một ly nước, không dùng với đá hoặc ướp lạnh để giảm bớt tính hàn.Đặc biệt phải lưu ý, do tính nhuận trường, phụ nữ có thai không nên dùng mủ trôm, mủ gòn để tránh sẩy thai. Nếu dùng không đủ nước, khi vào dạ dày, mủ trôm, mủ gòn cũng có thể trương nở gây tắc ruột. Ngoài ra, khi mua mủ trôm, mủ gòn, nên chọn loại có nguồn gốc và nhãn mác rõ ràng, cùng những hướng dẫn sử dụng cụ thể. Quá trình ngâm chế, bảo quản cũng phải đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm trùng.
Không sử dụng mủ trôm trong các trường hợp:
• Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
• Người có khối u trong ruột.
• Người đang uống thuốc chữa bệnh. Vì nhựa trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu
Như vậy, có thể dùng mủ trôm để giải khát trong mùa hè với tác dụng hàn rất tốt cho những người bị nóng trong và có nhiều mụn. Tuy nhiên khi sử dụng cũng cần phải biết cách và phải thận trọng đối với một số đối tượng. Chúc các bạn khỏe mạnh trong hè này.


  Đặc biệt là sau khi đi học về mà có một ly nước để giải khát thì thật là tuyệt vời. Thế nhưng ta cũng còn phân vân khi không biết sẽ sử dụng loại thức uống nào đây khi mà trên thị trường đầy rẫy các loại nước giải khát kém chất lượng và không đảm bảo an toàn thức khỏe.Vậy ban đã tìm được loại thức uống nào cho mình chưa? Nếu vậy thì tôi sẽ giới thiệu cho bạn một loại thức uống giải khát mà theo kinh nghiệm dân gian nó có tác dụng giải khát và thanh nhiệt. Đó là nước ngâm từ mủ cây trôm.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Twitter Facebook Google +

 
Cảm ơn quý khách đã quan tâm đến Siêu Thị TAVINET